<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

NHỮNG CỘT MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH CHO TRẺ ĂN DẶM

Ngày đăng:

29/08/2020

Lượt xem: 3564

Khi trẻ dần lớn lên, dinh dưỡng từ sữa mẹ không đủ cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, trẻ phải ăn bổ sung bên ngoài. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thời điểm cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, để hệ tiêu hóa của trẻ được phát triển đúng mức. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ bắt đầu quay trở lại công việc đã thay đổi chế độ ăn của trẻ rất nhanh, làm trẻ không kịp thích nghi. Đôi khi bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ bên ngoài mà trẻ lại có biểu hiện suy dinh dưỡng, biếng ăn và tiêu chảy. 

Các giai đoạn sau đây sẽ là những bước chuyển tiếp có trình tự cho các bà mẹ bắt đầu từ thức ăn loãng, rồi đặc dần và chuyển sang cơm, tuy nhiên mọi thứ cần linh hoạt và các bà mẹ cần có giai đoạn chuyển đổi từ từ để bé thích nghi và phát triển tốt hơn. 

Giai đoạn ăn bột



Trẻ mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên chọn bột cho trẻ từ 6 tháng tuổi như: bột gạo, bột yến mạch hoặc chọn bột dinh dưỡng từ các thương hiệu uy tín. Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp với các loại rau củ quả khác để thay đổi khẩu vị cho trẻ. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của những hãng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nếu là loại bột tự chế biến cho trẻ ăn, cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng. Sau thời gian ăn bột có vị ngọt thì mẹ chọn bột ăn dặm có vị mặn với thành phần thịt, cá, trứng, cua… cho bé quen dần với nhiều hương vị. Mẹ có thể tham khảo những loại bột ăn dặm dành cho trẻ 6 tháng tuổi với nhiều mùi vị phong phú như Gạo Sữa, Yến Mạch sữa, Yến mạch Gà Đậu Hà Lan, Bò rau củ, Heo bó xôi… để giúp bé thay đổi khẩu vị mỗi ngày.

Giai đoạn ăn cháo

 

Khi trẻ được 9 – 10 tháng tuổi bé ăn được nhiều hơn, cha mẹ có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà trẻ cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.

Giai đoạn ăn cơm

 

Khi trẻ đã có đủ khoảng 20 chiếc răng, trẻ có thể nhai được cơm thật kỹ. Cha mẹ nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Các loại rau, củ cha mẹ nên nấu canh bằng cách cắt ngắn rau cho trẻ dễ nhai và không bị hóc cọng rau như rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). 

Khi bé bắt đầu ăn cơm cùng với gia đình, mọi thứ lo toan của bà mẹ sẽ giảm bớt khi hệ tiêu hóa của bé cứng cáp. 

Ninfood hi vọng rằng, bố mẹ và bé sẽ có hành trình lớn lên cùng nhau thật hạnh phúc! 

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn