<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG MỘT CÁCH KHOA HỌC

Ngày đăng:

23/10/2020

Lượt xem: 3571

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo trong giai đoạn ăn dặm nếu mẹ cho trẻ ăn sai phương pháp sẽ vô tình không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh về thể chất và trí não của trẻ. Mặc dù xã hội hiện nay có nhiều nguồn tư vấn cho các bà mẹ, nhưng tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi hiện nay vẫn chiếm đến 24,9% vì các mẹ đã và đang cho trẻ ăn dặm sai cách (thống kê của Viện Dinh Dưỡng năm 2014).

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa, việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm ngon miệng

Cho trẻ tập ăn các thức ăn có mùi vị “tương tự” với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen và thích nghi với việc ăn dặm giúp cho việc ăn uống của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm, trẻ được ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Sử dụng bột ngọt- mặn cân đối trong ngày  

Nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ

Trẻ cần thích ứng dần dần với lượng và thành phần thức ăn vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Bé mới ăn dặm thường chỉ ăn được bột với liều rất ít có thể vài muỗng rồi tăng lên dần dần. Khi hệ tiêu hóa bé ổn định, mẹ có thể cho bé ăn từ 100 – 150ml (khoảng ½ đến 2/3 chén bột mỗi lần ăn), mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa bột trong giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi. Vì vậy việc ép cho bé ăn nhiều là không tốt, vì như thế không những không bổ sung được dưỡng chất mà còn ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và thói quen ăn uống sau này của trẻ.

Nguyên tắc “loãng – đặc” để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”

Trẻ cần bắt đầu với đồ ăn loãng rồi đặc dần để trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp.

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Trong mỗi bữa ăn dặm đầu đời của trẻ mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Bữa ăn màu sắc cho trẻ

Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”

Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Khi nghe đến những Nguyên tắc, chúng ta thường cảm thấy rất khó để thực hiện nhưng nguyên tắc sẽ dễ thở hơn khi biến nó thành thói quen và cảm nhận sự thay đổi của con hằng ngày nhé!

Bên cạnh đó, để bé yêu luôn háo hức chờ đón bữa ăn, mẹ nên chuẩn bị cho bé một thực đơn đa dạng món ăn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài những món ngon mẹ đi chợ và chế biến mỗi ngày, mẹ còn có thể chọn các sản phẩm ăn liền để thay đổi cho bé,vừa vui vẻ ăn dặm mà vẫn đầy đủ dưỡng chất nhé!




© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn