<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

Ngày đăng:

28/08/2020

Lượt xem: 3165

Ở nước ta tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp là hai căn bệnh hay gặp ở trẻ em và cũng gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thế nhưng qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa cũng như xử trí khi trẻ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy do đâu?

 

  • Tiêu chảy là một bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường ruột, mầm bệnh có trong thức ăn ôi thiu, thực phẩm bẩn hoặc môi trường sống kém vệ sinh vào lây truyền vào cơ thể con người qua đường ăn uống. Mầm bệnh gây tiêu chảy có rất nhiều loại như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay tiêu chảy cấp có thể do ngộ độc thực phẩm. Trong đó Rota virut là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Tiêu chảy do chế độ dinh dưỡng: trẻ được nuôi bằng sữa bò, ăn bột, cháo sớm dễ bị tiêu chảy hơntrẻ được nuôi bằng sữa mẹ; chất lượng sữa kém, trẻ bị dị ứng thức ăn, trẻ có chếđộ ăn uống chưa hợp lý, không phù hợp với độ tuổi.
  • Các nguyên nhân khác như: thực hành ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu ruồi nhặng bâu đậu, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn,… sử dụng kháng sinh không đúng lượng và thời gian.
Yếu tố thuận lợi:Trẻ càng nhỏ (dưới 12 tháng) càng dễ bị tiêu chảy; thời tiết nắng nóng (mùa hè)làm bệnh tăng; thể trạng trẻ suy sinh dưỡng,suy giảm miễn dịch do sởi,…

Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy



  • Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một cho tới khi hết khát. Dung dịch oresol chỉ dùng trong 24 giờ, nếu không uống hết dung dịch đã pha thì bỏ đi pha đợt khác
  • Cho trẻ uống bổ sung kẽm (10mg, 20mg) hàngngày trong 10 – 14 ngày, nên cho trẻ uống kẽm lúc đói: Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy, nên cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay khi tiêu chảy bắt đầu. Kẽm vừa giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng vừa rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ; giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau điều trị. 

Chìa khóa giúp trẻ đối phó với tiêu chảy nằm ở dinh dưỡng 

 

Bên cạnh cho trẻ uống kẽm, bồi thụ nước điện giải, một chế độ ăn đúng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ hồi phục cân nặng nhanh sau tiêu chảy. Trái với quan niệm sai lầm trước đây là kiêng khem hoặc cho trẻ ăn ít hơn khi tiêu chảy vì sợ “khó tiêu”, các bà mẹ cần phải tiếp tục cho trẻ ăn nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất để trẻ không rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho thấy vai trò rất quan trọng trong đối phó và giảm nguy cơ tiêu chảy.
  • Ở trẻ nhỏ đang bú mẹ, cố gắng duy trì cho trẻ bú mẹ thậm chí bú càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ bú bình, cần kiểm tra lại các nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa như tiệt trùng chai và vú, tốt nhất nên cho trẻ ăn thìa và cốc để dễ dàng vệ sinh hơn.
  • Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi khi ăn sữa công thức thấy phân lỏng hơn, nhiều bọt và chua hơn bình thường tức là có hiện tượng bất dung nạp lactose sau tiêu chảy thì nên cho trẻ ăn sữa không có lactose trong 5 -7 ngày cho đến khi phân đặc lại.
  • Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm cần tiếp tục cho trẻ ăn và uống các thức ăn bình thường của trẻ,vẫn có thể cho trẻ ăn dầu, chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ chưa ăn ngon miệng. Nên ăn các thức ăn lỏng như nước cơm, nước cháo, súp, nước sạch, nước dừa, nước hoa quảtươi không đường; dùng thức ăn dễ tiêu như cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt,khoai tây.

Những thức ăn nên tránh:

 

Không nên cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa
Những thức ăn,nước uống chứa quá nhiều đường (có thể gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng Natri máu làm tình trạng tiêu chảy  nặng hơn và nguy hiểm hơn) như: nước uống ngọt, nước uống công nghiệp chứa CO2, nước trái cây công nghiệp, nước trà đường; chất kích thích gây lợi tiểu hay có tác dụng tẩy như cà phê; các loại trà thuốc,…

Đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có một trong những biểu hiện sau:


  • Đi ngoài phân lỏng liên tục rất nhiều lần
  • Ăn uống kém hoặc bỏ bú 
  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị ở nhà 
  • Trẻ trở nên rất khát, nôn nhiều

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em không phải là một căn bệnh xa lạ. Tuy nhiên, việc cha mẹ hiểu những kiến thức về tiêu chảy sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn