<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SẦU RIÊNG

Ngày đăng:

01/07/2022

Lượt xem: 3339

Sầu riêng là loại quả mùa hè quen thuộc với nhiều người, cực kỳ giàu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B, khoáng chất, chất béo lành mạnh, chất xơ và một số hợp chất thực vật có lợi khác. Sầu riêng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây hại nếu bạn ăn quá nhiều hoặc sai cách. Hãy cùng Ninfood tìm hiểu về những lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe cũng như tác tại nếu ăn quá nhiều qua bài viết dưới đây nhé.


1. Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Phần thịt quả sầu riêng cung cấp nhiều dưỡng chất. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng trong 100g sầu riêng:
• Nước: 64,99g
• Năng lượng: 147 kcal
• Chất đạm: 1,47 g
• Tổng chất béo: 5,33 g
• Carbohydrate: 27,09 g
• Chất xơ: 3,8 g
• Canxi: 6 mg
• Sắt: 0,43 mg
• Magie: 30 mg
• Phốt pho: 39 mg
• Kali: 436 mg
• Vitamin C, tổng axit ascorbic: 19.700 mg

2. Lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa
Sầu riêng chứa hàm lượng chất xơ cao, rất cần thiết cho chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Giúp giảm tình trạng táo, các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chuột rút và khó tiêu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ăn trái cây giàu chất xơ hòa tan có thể làm giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Sầu riêng được xem như loại trái cây cực kỳ có lợi cho tim vì hàm lượng chất xơ cao.

Giảm huyết áp
Sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc gia tăng lượng kali có thể làm giảm và cân bằng huyết áp.
Kali còn có tác dụng làm giãn mạch máu. Đó là nhờ vào khả năng duy trì sự cân bằng giữa lượng muối và chất lỏng trong các tế bào của cơ thể. Nhờ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Tăng cường khả năng miễn dịch
Sầu riêng là loại trái cây chứa vitamin C - một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại và hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và sự tấn công của các virus.

Điều trị chứng mất ngủ
Sầu riêng chứa tryptophan - một hoạt chất thúc đẩy quá trình sản xuất serotonin có tác dụng tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó tryptophan cũng được chuyển hóa thành melatonin trong quá trình tiêu hóa giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ hơn.

Cải thiện sức khỏe xương
Sầu riêng là rất giàu magie, kali, mangan – những chất đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển và duy trì sức mạnh và độ bền của xương. Kali làm tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng của các tế bào, đồng thời cải thiện sức khỏe của xương. Những khoáng chất thiết yếu trên giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.

Điều trị chứng thiếu máu
Sầu riêng chứa hàm lượng axit folic cao, là một thành phần thiết yếu trong việc sản xuất tế bào hồng cầu (RBC). Ngoài ra, sầu riêng là một nguồn cung cấp sắt và đồng, hai thành phần thiết yếu khác của tế bào hồng cầu, giúp hỗ trợ các triệu chứng thiếu máu có thể giảm bớt như: khó tiêu, đau nửa đầu, mệt mỏi, lo lắng,...

Sầu riêng còn là bài thuốc Đông y chữa bệnh
Trong Đông y, các bộ phận của sầu riêng đều có công dụng trong việc làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt vỏ sầu riêng có vị đắng, tính ấm có tác dụng rất tốt trong việc cầm mồ hôi, tiêu thụ huyết khí và làm ấm phổi để chữa ho...

3. Tác hại của quả sầu riêng khi ăn quá nhiều
Gây nóng
Sầu riêng chứa nhiều đường và chất béo nên ăn nhiều có thể khiến cơ thể bị sinh nhiệt trong người, gây nóng trong, nổi mụn hoặc bị nhiệt miệng.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Ăn nhiều sầu riêng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi khó tiêu. Người có huyết áp cao hay phụ nữ mang thai có thể ăn sầu riêng với lượng hợp lý, nhưng nếu ăn nhiều có thể phải đối mặt với các vấn đề ở đường tiêu hóa.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế ăn sầu riêng để có thể kiểm soát nồng độ đường glucose trong máu được tốt hơn.

Gây tăng cân
Sầu riêng rất giàu calo, đó là một trong những lý do khiến sầu riêng được xếp vào nhóm những thực phẩm có thể gây tăng cân khi ăn nhiều.

Nguy cơ gây ngộ độc
Một nghiên cứu tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản) khuyến cáo, trong sầu riêng có chứa chất sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, khiến cho chất oxy hóa trong tế bào không thể chuyển hóa, từ đó gây ngộ độc cơ thể.

4. Những loại thực phẩm kiêng kỵ không nên ăn cùng với sầu riêng
Không ăn sầu riêng khi uống rượu, cà phê, chất kích thích
Nếu vừa uống rượu, bia, trà, cà phê vừa ăn sầu riêng sẽ làm cho cơ thể sinh nhiệt một cách nhanh chóng, dễ gây xuất huyết và đột quỵ.

Không ăn sầu riêng cùng một số loại thịt
Hạn chế việc ăn sầu riêng chung với các loại thịt như thịt bò, chó, cừu hay hải sản. Sầu riêng là loại trái cây chứa nhiều đường, kali và chất béo, trong khi các loại thịt trên là nguồn cung cấp protein và chất béo dồi dào. Khi kết hợp với nhau, chúng có thể khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao.

Không ăn cùng thực phẩm cay nóng
Sầu riêng có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, khi chế biến sầu riêng tránh việc cho vào các gia vị như tiêu, ớt, gừng, tỏi.... vì chúng sẽ làm giảm hương vị của món ăn. Ngoài ra, lại làm tăng tính nóng trong sầu riêng, dẫn đến tình trạng nóng trong người.

Có thể nói, phần lớn các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các tác hại cho cơ thể và sầu riêng cũng không ngoại lệ. Cho nên dù có là tín đồ của loại quả này thì chúng ta cũng nên ăn có chừng mực để có lợi cho sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html?fbclid=IwAR3fRtzd7MJMODAy4gZx3qDamNXXO--4yqwVgS2e2sMWggfQVUbimKitaog#/food-details/168192/nutrients

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn