<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

ĂN CHẬM NHAI KĨ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Ngày đăng:

08/12/2020

Lượt xem: 6836

Nên nhai đồ ăn bao lâu trước khi nuốt?

Chuyên gia tiêu hóa Robyn Youkilis (https://yourhealthiestyou.com/about) : “Khi bạn không nhai nhuyễn thức ăn, bạn đã bỏ quan một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Bạn luôn phải tự nhủ rằng dạ dày không có răng.”
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ), với các loại đồ ăn cứng và nhiều chất xơ nên được nhai ít nhất 30 lần trước khi nuốt. Đối với các loại thực phẩm mềm nên được nhai ít nhất 5 - 10 lần.

 

Vì sao bạn nên ăn chậm, nhai kỹ?

Nhai là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhai chậm rãi từng miếng trong khoảng thời gian vừa đủ cho phép hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách. Khi nhai, nước bọt được giải phóng sẽ giúp tăng lượng enzyme tiêu hóa, kích thích dạ dày sản xuất acid nhiều hơn để phân hủy thức ăn. Đặc biệt, lúc này, các tế bào thành dạ dày cũng sản xuất ra acid hydrochloric thúc đẩy tiêu hoá đúng cách. Khi không có đủ enzyme và acid dạ dày thì cơ thể không có khả năng để tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm một cách tối ưu.
Cụ thể, dưới đây là 6 lợi ích của việc ăn chậm nhai kĩ.

1. Giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng

Nhai kĩ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, các dịch tiêu hóa sẽ thấm được nhiều hơn và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Việc ăn chậm cũng giúp cho tinh bột trong thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi đi vào dạ dày. Nhai kĩ cũng giúp các chất men và enzym trong nước bọt đủ thời giờ “tiêu hóa” một phần thức ăn ngay tại miệng. Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngon ngọt.
Cơ thể chúng ta thông thường không thể tiêu hóa được chất cellulose có trong rau, củ, quả. Nhai kĩ giúp phá được lớp vỏ cellulose của thức ăn để hấp thụ các chất dinh dưỡng bên trong.
Khi nhai, các động tác nhai của hàm và sự bài tiết nước bọt sẽ gửi xung động thần kinh lên một trung tâm ở hành não, từ đó kích thích hoạt động của dạ dày, gan, tụy, ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn.

2. Phòng tránh ung thư

Khi nhai kỹ, nước bọt sẽ được bài tiết ra nhiều và thấm đều vào thức ăn. Trong nước bọt chứa chất muccus protein. Đây là một loại chất nhầy có tác dụng bôi trơn thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư bờ cong nhỏ dạ dày.
Ngoài ra, nước bọt còn chứa chất bacteryolysin, một chất có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virus và các độc tố. Qua đó, việc nhai kỹ có thể làm ngăn cản những tác nhân gây ung thư qua đường ăn uống.




3. Tránh tình trạng ăn quá nhiều

Chúng ta cần thời gian để thức ăn tới được dạ dày đồng thời báo tin lên não bộ về lượng thức ăn đã được nạp vào, từ đó chúng ta kiểm soát lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể. Nếu chúng ta ăn quá nhanh, cơ thể chưa kịp phản ứng, dễ có thể vượt quá ngưỡng “đủ” mà thường sau 10-15 phút, cảm giác “quá no” mới ập đến, và chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn của việc dư thừa năng lượng.
Vì vậy khi nuốt một hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngưng ăn. Ăn nhiều quá mức cần thiết của cơ thể sẽ tạo ra năng lượng dư thừa và tích trữ dưới dạng mỡ. Chất thừa ứ đọng trong cơ thể sẽ sinh ra những triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy, béo phì,…

4. Làm trẻ cơ thể và tăng sức kháng bệnh

Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parotin. Nhờ nhai kĩ, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm mới cơ thể. Hơn nữa, parotin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virus HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parotin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.

5. Giữ răng miệng sạch sẽ, làm mạnh nướu và các cơ bắp ở mặt

Ngoài những công dụng đã nói ở điểm 2, nước miếng còn có tính chất giải độc và sát trùng cho răng, miệng; đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng, hàm, mặt.

 

6. Tăng cường tư duy và trí nhớ

Nhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn các mạch máu, nhịp tim,…và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “nghiền” với chữ “ngẫm”, nghĩa là nhai nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu.

Tất cả chúng ta đều chỉ có 24h mỗi ngày, thời gian phải phân chia cho nhiều việc khác nhau, trong đó thời gian cho việc ăn uống là luôn luôn được ưu tiên để có năng lượng cho các hoạt động khác. Khi ăn cần sự bình tĩnh để cảm nhận hết mùi vị và thức ăn  được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn nhé. 

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn