<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

ĂN GÌ ĐỂ BỔ SUNG NĂNG LƯỢNG KHI KIỆT SỨC?

Ngày đăng:

29/08/2022

Lượt xem: 3698

Kiệt sức là trạng thái cơ thể rơi vào mệt mỏi không thể tiếp tục hoạt động. Khi bị mất sức ăn gì cũng khó khăn khiến cơ thể càng suy yếu. Vậy ăn gì khi bị kiệt sức để nhanh chóng lấy lại sức khỏe? Hãy cùng Ninfood tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


1. Kiệt sức là gì?
Kiệt sức được coi là hiện tượng mệt mỏi quá độ đã tích lũy trong thời gian dài. Người được đánh giá là kiệt sức có tất cả những biểu hiện từ mệt mỏi thể chất cho đến tinh thần. Những mệt mỏi này thường có nguy cơ trở thành mãn tính rồi khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng ảnh hưởng đến cuộc sống và giảm hiệu suất làm việc.

2. Ăn gì để bổ sung năng lượng khi kiệt sức?
Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng nhất để có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Trong chế độ ăn của người bị kiệt sức nên lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp đủ đạm, chất béo bão hòa, chất xơ để bổ sung.

2.1 Thực phẩm mềm hay đồ uống từ rau củ
Kiệt sức thì ăn gì cũng cảm thấy khó khăn và không ngon miệng. Chính vì thế người mệt mỏi nên sử dụng món ăn ninh hầm kỹ để có độ mềm hạn chế hoạt động ăn nhai. Súp và món xay nhuyễn là một lựa chọn tốt. Hơn nữa khi xay nhuyễn người bệnh sẽ dễ dàng hấp thụ và nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.
Những nguyên liệu có thể sử dụng cho món súp món hầm để tăng phần dinh dưỡng:
• Rau củ quả đặc biệt là cà rốt, rau cải bó xôi, đậu lăng....
• Dầu thực vật: dầu oliu hoặc chất béo chiết xuất từ thực vật tốt cho sức khỏe
• Thịt nạc đỏ: thịt gà, thịt heo, thịt bò...
Nếu người bệnh sợ ăn món súp do không có cảm giác ngon miệng có thể thử sinh tố. Sinh tố có thể là nước ép hoa quả hoặc sinh tố từ rau, sữa dinh dưỡng. Những nguyên liệu làm món này khá đa dạng như:
• Hạt thuộc họ đậu
• Cà rốt
• Hạt điều
• Hạt óc chó
• Nghệ
• Dưa leo
• Cà chua
• Bơ

2.2 Nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có khả năng thúc đẩy chuyển hóa và bổ sung năng lượng. Ngoài ra, axit béo omega 3 còn có thể cải thiện chức năng não bộ tránh tình trạng kém minh mẫn và tái tạo năng lượng đến não. 
Dựa trên kết quả phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng về omega 3, các nhà khoa học cho rằng chất này có thể bổ sung để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tâm lý tiêu cực như trầm cảm, lo âu, rối loạn thần trí, căng thẳng cấp và mãn tính. Khi tâm lý được cải thiện, duy trì trạng thái tích cực thì cũng hạn chế mệt mỏi dẫn đến kiệt sức.
Ngoài ra, các loại chất béo lành mạnh như omega-3 còn có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ tối đa các loại chất dinh dưỡng tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K và một số chất chống oxy hóa khác.
Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích và một số loại hải sản khác.

2.3 Cung cấp chất xơ từ rau củ cho cơ thể
Chất xơ có thể tạo cảm giác no lâu đồng thời cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa tránh các vấn đề khó tiêu gây khó chịu, chướng bụng. Vì thế mà chất xơ được coi là prebiotic tự nhiên, prebiotic là thức ăn cho vi khuẩn tốt và men vi sinh trong cơ thể. Khi bổ sung đủ chất xơ sẽ giúp nâng cao sức khỏe đường ruột thông qua cải thiện số lượng lợi khuẩn.
Các nhà khoa học tin rằng sức khỏe đường ruột lại tạo ra những tác động nhất định đến quá trình hoạt động của não bộ, khi đường ruột tốt sẽ có tín hiệu tích cực đi tới não bộ và cải thiện tâm trạng cho người bệnh.

Bên cạnh những loại thực phẩm nên tăng cường tiêu thụ, cần tránh những loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích mạnh như cà phê, bia, rượu.
Thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng thoát khỏi trạng thái kiệt sức chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Vì thế, kể cả khi cơ thể chưa bị kiệt sức, hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn