<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẮC COVID-19

Ngày đăng:

09/11/2021

Lượt xem: 2988

Đại dịch Covid-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân trên khắp thế giới. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể con người, tạo ra hệ miễn dịch.


Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp người bị nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp,niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác,làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.

Người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng,nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

 

Chế độ dinh dưỡng cho người trưởng thành bị nhiễm Covid – 19 nhẹ:

-Năng lượng 30- 35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, nhucầu chất béo 20-25% tổng năng lượng, chất đường bột 50 -65% tổng năng lượng.

-Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi. Đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; các thực phẩm giàu kẽm và selen. Rau xanh300g/ngày, hoa quả 200g/ngày.

-Chất xơ cung cấp 18-20g/ ngày.

-Muối 5g/ngày.

-Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

-Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm cácloại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường

-Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

-Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...

-Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

-Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị(như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.

 

Lựa chọn thực phẩm

a) Thực phẩm nên dùng:

-Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,…

-Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…

-Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…

-Thịt các loại, cá, tôm…

-Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…

-Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…

-Các loại rau: đa dạng các loại rau.

-Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả

b) Thực phẩm hạn chế dùng:

-Mỡ động vật, phủ tạng động vật.

-Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).

-Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

-Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo thực hiện đảm bảo dinh dưỡng tại nhà và tại khu cách ly cho người mắc COVID-19:

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn