<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TÍNH THEO THÁNG (Phần 2)

Ngày đăng:

23/09/2020

Lượt xem: 3453

Ở phần trước, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu ở 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ đã được nói đến. Tiếp theo, ở phần này là chế độ dinh dưỡng cho mẹ vào 3 tháng cuối thai kì. Đây là giai đoạn nước rút trong sự phát triển của thai nhi và là thời điểm các mẹ bận rộn với việc chuẩn bị cho bé chào đời, do đó các mẹ không được lo là viện ăn uống.

3/ Dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba

 

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ không cần thiết phải ăn quá nhiều nhưng vẫn phải cân đối giữa các nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất). Ngoài ra, trong tam cá nguyệt cuối này, mẹ cũng nên chú ý tăng cường nhiều axit béo omega-3 và choline – “chìa khóa” giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển tốt nhất.
Tháng thứ 7: Trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai được khuyến cáo uống nhiều nước (khoảng 2-2,5l mỗi ngày), tuyệt đối không bỏ bữa, nhịn đói hay ăn kiêng giảm cân vì có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ này. Có thể lúc này dạ dày của người mẹ đã bị chèn ép nên các bữa ăn cần được chia nhỏ (cách nhau khoảng 4 giờ) với đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể dễ hấp thu hơn. 

Tháng thứ 8: Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này, tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi. Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.

Tháng thứ 9: Thực tế, 4 tuần cuối, thai nhi phát triển nhanh nhất nên mẹ bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng vừa giàu dinh dưỡng vừa thanh đạm bằng cách chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa: ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ, ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề. Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, hạn chế mỡ động vật để tránh tăng cân quá nhiều. Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu sắt và canxi để để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt; giúp xương chắc khỏe. Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh; Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển. 

Những thực phẩm cho bà bầu cần tránh trong 9 tháng thai kỳ
Dù đang ở giai đoạn nào của hành trình mang thai, mẹ bầu đều phải hết sức tránh những thực phẩm không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, như:
• Thịt tái, sống; Sữa chưa được tiệt trùng
• Một số loại rau quả gây nguy hiểm cho thai nhi: đu đủ xanh, dứa, khoai tây mọc mầm, rau răm, rau má, rau sam, cam thảo…
• Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… 



© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn