<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 06 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

27/01/2021

Lượt xem: 3423

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé hoàn chỉnh hơn để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Hành trình vạn dặm bắt đầu từ nhưng công việc nhỏ bé. Để các bạn nhỏ bắt kịp đà tăng trưởng, các mẹ cũng nên có chút chút kiến thức dinh dưỡng để có để vận dụng cho bé vào bữa ăn hàng ngày.
Các mẹ có thể lưu lại để khi cần là mở ra xem được ngay nhé!




Lưu ý cho giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi:

Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với thức ăn. Bé cần học cách nhai, đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho bé ăn mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ/ lần và ngày ăn 2 lần.
Thời gian tập ăn thường trong vòng 2-3 ngày không kéo dài quá 1 tuần. Sau đó tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.

1. Giai đoạn từ 6 đến 7 tháng:

Trẻ giai đoạn này cần cung cấp số lượng sữa hằng ngày từ 700 ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ tiêu thụ được lượng sữa dưới 500 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D.
Bé chỉ cần bổ sung từ 120ml đến 180ml nước trái cây mỗi ngày khi cần thiết.

2. Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng:

+ Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày. Trẻ sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính.
+ Khuyển cáo không bổ sung sữa bò tươi cho bé dưới 12 tháng tuổi.
+ Bạn nên kiểm tra khả năng dung nạp của cơ thể bé đối với các loại loại củ, quả đã hầm nhừ:
  • Hoa quả, củ hầm: thử 1loại/ lần và chờ 2 -3 ngày để kiểm tra bé có bị dị ứng hay bất dung nạp nào không.
  • Bắt đầu với rau củ thông thường như khoai tây, cà rốt, khoai lang, đậu đũa xanh, bí, đậu hạt, củ cải đường. Và trái cây thường như chuối, dưa hấu, táo, đào, quả mơ.
  • Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên thử với rau trước khi thử với các loại củ. Thử với 2-3 thìa rau/ củ và 4 lần /ngày. Vì khi thử loại củ ngọt quá sẽ làm bé không còn thích thú với các loại rau có ít ngọt hơn.
  • Lượng rau củ cho bé mỗi ngày thay đổi từ 2 muỗng đến 2 cốc tùy thuộc vào trọng lượng của bé và việc bé đáp ứng tốt như thế nào khi độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên.



+ Đối với những loại thức ăn mà bé có thể tự cầm ăn như: rau cải nấu mềm, trái cây rửa sạch gọt vỏ, bánh qui, bánh mì nướng,… chỉ nên đưa cho bé một ít. Tuyệt đối tránh những thức ăn như táo cắt khoanh, cắt lát mỏng, xúc xích, các loại hạt, kẹo tròn, rau cải chưa nấu,… vì có thể khiến bé bị hóc và ngạt thở.
+ Các loại thức ăn có vị mặn hoặc có đường nằm ngoài danh mục được khuyên dùng. Trong thời gian này các bé bắt đầu mọc răng. Nên có thể bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung canxi giúp mọc răng.

3. Giai đoạn từ 8-12 tháng tuổi:

+ Trẻ giai đoạn này cần cung cấp số lượng sữa hằng ngày từ 700 ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ tiêu thụ được lượng sữa dưới 500 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D.
+ Khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/thái nhỏ. Trong sữa mẹ không có nguồn sắt dồi dào và bé chỉ đủ lượng sắt dự trữ cho đến 8 tháng tuổi nên bé sau 8 tháng cần bổ sung thêm thịt. Vào lúc này, thịt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bổ sung chất sắt tốt cho con.
+ Tương tự với những thức ăn khác, nên cho bé thử từng loại thịt trước khi đưa vào khẩu phần ăn thường xuyên của bé. Chỉ cho ăn 1 loại thịt/tuần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3lần/ngày, hầm và nghiền nhỏ thịt nạc.
+ Lượng trái cây hoặc rau cải trong khẩu phần ăn của bé tăng đến 3 muỗng canh, 3 lần/ ngày.
+ Có thể bổ sung thêm trứng 3-4 lần mỗi tuần. Nhưng chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng, cho đến khi bé được 1 tuổi thì mới cho bé ăn cả lòng trắng trứng.




Mỗi độ tuổi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt gia đoạn từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cân đối lượng đồ ăn của bé sao cho bé có đủ năng lượng cho hoạt động và phát triển.
Tham khảo nhu cầu khuyến nghị năng lượng cho bé từ 6- 12 tháng tại đây:

Bé trai (Kcal/ ngày)

Bé gái (Kcal/ ngày)

Từ 06-08 tháng

650

600

Từ 09 đến 11 tháng

700

650

Từ 1-2 tuổi

1000

930


Nếu các mẹ gặp khó khăn trong việc lên thực đơn cho bé, tham khảo những gợi ý Ninfood tại: cách lên thực đơn ăn dặm.

Trung tâm dịch vụ thuộc Viện dinh dưỡng, đơn vị cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng, có nghiên cứu kĩ lưỡng. Với nhu cầu ăn dặm của bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo sản phẩm:
Bột dinh dưỡng NuFavie 
Bánh dinh dưỡng ăn liền Hebi 
Đa vi chất cho bé từ 6 tháng tuổi: Davin Kid, Bibomix 

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn